Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ý nghĩa và đẹp mắt

Bạn đã biết cách bày mâm ngũ quả ngày tết. Nếu lần đầu làm dâu, đừng quên bỏ túi những kinh nghiệm quý báu mà mẹo vặt tổng hợp của 1001meovathay.com chia sẻ dưới đây nhé.

Đối với ngũ quả miền Bắc

Nếu bạn là người miền Bắc hoặc một nàng dâu miền Bắc, bạn  có thể thoải mái lựa chọn hoa quả để bố trí lên bàn thờ cúng gia tiên. Tuy nhiên, 5 loại quả “ gia truyền” mà đời này sang đời khác vẫn thường hay lựa chọn nhất vẫn là chuối, phật thủ, bưởi, đào, quýt và táo.

cach-bay-mam-ngu-qua-ngay-tet-02

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết của người miền Bắc

Để mâm ngũ quả trông đẹp mắt, việc sắp xếp vị trí các loại quả rất quan trọng. Thông thường, nải chuối sẽ đặt ở giữa, tiếp đến là bưởi hoặc phật thủ, sau đó là đào, táo hoặc quýt. Mỗi loại quả mang 1 ý nghĩa riêng . Chuối màu xanh tượng trưng tcho sức sống tràn trề, sinh sôi nảy lộc. Phật thủ màu vàng đại diện cho niềm hi vọng, phúc.  Đào sắc hồng mang ước nguyện về sự thành công, thịnh vượng. Táo màu đỏ tượng trung phú quý, giàu sang còn quýt màu vàng, đó là sự may mắn, đoàn tụ.

Ngoài những loài quả trên, đu đủ, sung là 2 thức quả người ta vẫn thường đặt lên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Đu đủ, sung là đại diện của ước muốn về 1 cuộc sống đủ đầy, sung túc và không bần hàn.

Ngũ quả miền Trung

Miền trung là nơi khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai, bão lũ, hạn hán, đó cũng là lý do cây trái đặc sản thường khan hiếm hơn so với những vùng miền khác.

Một mâm ngũ quả của người Miền Trung thường được bày biện đúng kiểu  “ngũ sắc” đẹp mắt với những loại cây trái chính như  chuối, mãng cầu, sung, dừa, thanh long, xoài..  Một mâm ngũ quả Không quá cầu kỳ cũng đủ thể hiện tình cảm của người dân một miền quê nghèo đối với ông bà tổ tiên.

Mâm ngũ quả miền Nam

cach-bay-mam-ngu-qua-ngay-tet-01

Cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết của người Miền Nam

Việc chọn quả để bài trí cho mâm quả trong ngày tết rất được người Miền Nam chú tâm. Nếu như ở miền Bắc và miền Trung người ta thường cúng chuối và cam thì ở miền Nam, đây là 2 thức quả không có trên bàn thờ. Theo quan niệm của người Nam, chuối có phát âm khá giống chúi, thể hiện sự nguy khó còn cam thì lại gắn liền với thành ngữ quýt làm cam chịu, không mấy sáng sủa.

Thay vào đó, trên mâm ngũ quả của người Miền Nam sẽ xuất hiện dừa, mãng cầu, bưởi, xoài, sung  và dứa vàng. Bên cạnh đó, dưa hấu đỏ cũng là loại trái cây không thể thiếu trong mâm quả ngày xuân, bởi đây là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trinh tiết của người Phương nam.

Mỗi miền 1 phong tục tập quán, do đó, mâm ngũ quả mỗi miền có những đặc trưng khác nhau. Mặc dù thời đại ngày nay người ta không còn đặt nặng việc chọn gì để bày trí lên bàn thờ gia tiên nhưng nếu bạn vẫn còn muốn lưu giữ những nét truyền thống của các vùng quê, chúng tôi hi vọng những mẹo vặt nấu ăn mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn 1 năm mới tràn trề hạnh phúc bên gia đình và người thân yêu

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Cách làm mứt dừa đơn giản ít tốn kém cho ngày Tết

Với cách làm mứt dừa đơn giản và ít tốn kém dưới đây, 1001meovathay.com hi vọng sẽ có món ăn thơm ngon, hấp dẫn đón Tết.

Như chúng ta đã biết,

Thực phẩm bẩn ngày càng tràn lan thị trường. Ở các hàng tạp hóa, mứt dừa được bày bán rộng rãi, thế nhưng chất lượng của sản phẩm như thế nào thì rất khó để đánh giá.

Thực tế, mứt dừa bán ở ngoài có thể được làm từ các tạp chất, hóa chất, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí gây nguy hại nặng nề tới sức khỏe con người.

Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, tự tay vào bếp làm mứt dừa chính là giải pháp tốt nhất.

Nếu lần đầu tiên bạn làm mứt dừa, hãy đồng hành cùng chuyên mục Mẹo vặt nấu ăn của chúng tôi để việc nội trợ trở nên dễ dàng hơn nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt dừa

  • 1kg cùi dừa, không nên chọn cùi quá non hoặc quá già, chúng đều sẽ khiến việc làm mứt không như ý.
  • 5 lạng đường trắng
  • 1 hộp Sữa đặc không đường và 1 hộp vani thơm

Cách làm mứt dừa

Cách làm mứt dừa không khó. Tuy nhiên, bạn cần kiên nhẫn vì thời gian làm món này khá lâu.

Để làm mứt dừa, bạn cần nắm rõ 3 công đoạn chính:

Công đoạn 1: Nạo cùi dừa

Việc này khá vất vả vì nếu không khéo léo, có thể bạn sẽ nạo cùi không đều nhau và điều đó ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chất lượng mứt về sau.

cach-lam-mut-dua-01

Nạo cùi dừa là khâu quan trọng khi làm mứt dừa

Khi nạo cùi dừa, bạn nên nạo thành các sợi mỏng và dài. Để làm được điều này, bạn cần tiến hành nạo ngang vòng tròn xung quanh (như ảnh).

Sau khi nạo xong cùi dừa, bạn đem rửa thật sạch với nước ấm từ 2-3 lần. Mẹo nhỏ này sẽ giúp lượng dầu dừa có trong cùi dừa được loại bỏ bớt.

Xong bước rửa dừa với nước ấm, bạn đem dừa ngâm với nước đun sôi để nguội từ 12-14 tiếng. Ngâm xong vớt ra lại tiếp tục rửa sạch khoảng 3-4 lần để dầu dừa được tiếp tục loại bỏ.

Công đoạn 2: Tẩm đường

Dừa sau khi vớt ra để hơi ướt rồi đem tẩm với đường. Bước này khá quan trọng vì nếu tẩm đường quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo. Ở bước này bạn cần lưu ý: cứ 1 kg cùi dừa tương ứng với 5 lạng đường trắng. Còn sữa và vani thì bạn có thể cho tùy thích theo ý muốn vì chúng không liên quan mấy.

cach-lam-mut-dua-02

Tẩm quá nhiều hay quá ít đường đều không phải cách làm mứt dừa đúng

Trong quá trình trộn đường với dừa bạn cũng cần thực hiện thật đều và nhẹ tay, nếu không dừa sẽ bị gãy nát và không còn đẹp mắt. Thời gian ngâm đường với dừa thường khoảng 8-9 tiếng.

Công đoạn 3: xào dừa

Đây là công đoạn đòi hỏi sự kiên trì cao. Bạn sẽ phải giậm chân ở nhà bếp cả tiếng đồng hồ để làm công việc này.

cach-lam-mut-dua-03

Xào dừa đòi hỏi sự kiên trì

Để xào dừa, bạn cần chuẩn bị 1 chiếc chảo dày. Đun nóng chảo, sau đó cho dừa vào đảo và vặn lửa nhỏ dần. Trong quá trình đảo dừa, bạn cần ghi nhớ phải đảo đều và nhẹ tay. Bạn sẽ phải thực hiện việc này liên tục khoảng từ 30-45 phút cho đến khi những phấn đường trắng bắt đầu xuất hiện bám quanh sợi dừa. Lúc này hãy giảm lửa nhỏ hết mức và đảo thêm 1 chút rồi tắt bếp.

Bây giờ bạn có thể vớt mứt dừa ra đĩa chờ nguội và cất trữ dùng cho ngày Tết. Nên bảo quản mứt dừa ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao để mứt được thơm ngon như ban đầu.

cach-lam-mut-dua-04

Bạn sẽ có món mứt dừa ngon với cách làm mứt dừa đơn giản

Qua mẹo vặt nấu ăn1001meovathay.com chia sẻ, hi vọng rằng ngày Tết của bạn sẽ thêm ấm áp, tươi vui. Chúc bạn thành công với cách làm mứt dừa mà chúng tôi tổng hợp.

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Cách gọt khoai sọ không bị ngứa cho các bà nội trợ

Khoai sọ vốn là một loại thực phẩm quen thuộc, được chế biến thành những món ăn ngon và bổ dưỡng. Thực tế không ít người thường tỏ ra e ngại khi gọt hoặc sơ chế khoai sọ vì nó sẽ gây ngứa. Tuy nhiên, với 4 cách gọt khoai sọ không bị ngứa mà chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây, chị em sẽ loại bỏ được mối e ngại này.

Làm thế nào để gọt khoai sọ không bị ngứa tay?

Không để khoai sọ và tay bị dính nước

Khi mua khoai sọ về bạn không nên rửa, hãy để nguyên đất bám vào khoai rồi gọt. Lưu ý là trước khi gọt khoai bạn nên lau tay thật khô. Vì nếu tay bạn hoặc khoai sọ bị dính nước là bạn sẽ bị ngứa.

Sau khi gọt xong bạn đem ngâm khoai sọ vào nước muối loãng trong vòng 10 phút rồi vớt ra chế biến.

Đeo găng tay

meo-got-khoai-so-khong-ngua-01

Đeo găng tay chính là mẹo gọt khoai sọ không bị ngứa

Nếu chẳng may làm khoai sọ dính nước thì đừng lo lắng, bạn cũng có thể gọt khoai sọ không ngứa bằng cách đơn giản nhất là đeo găng tay. Đôi găng tay sẽ bảo vệ tay bạn tránh khỏi tác nhân gây ngứa.

Luộc sơ khoai sọ với nước muối loãng

Với mẹo gọt khoai sọ không bị ngứa này thì bạn cần thêm một chút thời gian để luộc sơ khoai, nhưng quá trình thực hiện cũng khá dễ dàng.

Cách làm như sau:

Bạn hòa 2 muỗng cà phê muối vào 1 lít nước rồi cho khoai sọ vào nồi và bắc lên bếp đun. Cho đến khi nước bắt đầu sôi thì bạn đổ khoai ra rổ, xối nước lạnh cho khoai nguội bớt và lột vỏ. Nước sôi sẽ làm nhựa có trong khoai phân hủy và không gây ngứa nữa.

Nướng sơ khoai sọ

meo-got-khoai-so-khong-ngua-02

Nướng sơ khoai sọ sẽ làm bớt ngứa khi gọt

Ngoài cách luộc thì bạn có thể gói khoai sọ vào giấy bạc rồi nướng sơ trong lò nướng hoặc cho khoai vào tô nước lạnh và đun trong lò vi sóng.

Cách chữa ngứa khi gọt khoai sọ

Nếu bạn lỡ quên không áp dụng những mẹo vặt nấu ăn trên,  khiến cho bàn tay của mình bị ngứa thì bạn cũng đừng vội lo lắng nhé. Bạn có thể áp dụng một vài cách trị ngứa sau đây:

Ngâm tay trong nước giấm: Bạn hãy pha 2 muỗng cà phê giấm vào 2 lít nước rồi ngâm tay vào trong đó. Một lúc sau bạn sẽ thấy tay không còn ngứa nữa.

Hơ tay trên lửa: Cách làm này cũng khá hiệu quả, tuy nhiên bạn cần cẩn thận.

Những chất gây ngứa có trong khoai sọ sẽ bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao. Vì thế, để hết ngứa, bạn hãy hơ tay lên lửa khoảng 1 phút,  sau đó , bạn sẽ thấy dễ chịu hơn và hết ngứa ngay.

Ngoài ra, bạn có thể ăn rau má trộn dầu giấm để trị ngứa khi gọt khoai sọ.

Với những mẹo nhỏ trên chắc hẳn bạn đã đủ tự tin để gọt khoai sọ và chế biến nên những món ăn bổ dưỡng cho cả nhà rồi chứ? Chúc bạn thành công và nhớ ghé thăm website: 1001meovathay.com để bỏ túi thêm nhiều mẹo nấu ăn hay ho nữa nhé.

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Cách làm bánh chuối chiên thơm ngon đãi cả nhà cuối tuần

Là một món ăn đơn giản, dễ làm, lại mang hương vị thơm ngon và béo ngậy nên chuối chiên được rất nhiều người ưa thích.  Thế nhưng, không phải ai cũng có thể chế biến được món ăn này đạt chuẩn ngon đúng điệu. Chính vì thế, hôm nay 1001meovathay.com chia sẻ đến bạn cách làm  bánh chuối chiên thơm giòn ngay tại nhà. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thôi nào !

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Chuối tiêu hoặc chuối tây: 4 quả ( tùy số lượng người ăn mà bạn có thể chuẩn bị thêm)
  • 100g bột mì
  • 200g bột gạo
  • Bánh chuối chiên thơm ngon đã sẵn sàng

Bước 2: Trộn các nguyên liệu lại với nhau

Bạn cho toàn bộ các nguyên liệu: bột mì, bột gạo, nước lạnh, nước cốt dừa, nước cốt chanh và ½ thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê muối và một chiếc bát to rồi trộn đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Lưu ý là để làm chuối chiên ngon hơn thì khi trộn bột mì và bột gạo, bạn nên cho  thứ này qua ray trước khi trộn để bột mịn và không bị vón cục.

Bước 3: Sơ chế chuối chín

cach-lam-banh-chuoi-chien-01

Cách làm bánh chuối chiên không hề phức tạp

+Chuối chín bạn đem lột bỏ vỏ, rồi bổ làm  2 hoặc 3.

+Tiếp theo, bạn mang chuối đi ép mỏng bằng cách cho chuối vào bao nilon rồi sử dụng dao ép dẹt xuống.

+Sau đó, bạn nhúng chuối vào tô bột, bạn nhớ nhúng đều để chuối khi chiên lên trông sẽ đẹp mắt hơn.

Bước 4: Tiến hành chiên chuối

Bạn cho dầu ăn vào chảo đã đun nóng, rồi cho chuối vừa ép vào chảo chiên. Lưu ý là nên chiên với lửa vừa phải để chuối chín đều và tránh bị cháy.

Cho tới khi chuối chín vàng đều cả hai mặt thì bạn có thể vớt bánh chuối ra, cho vào giấy thấm dầu hoặc rổ để giảm bớt dầu.

Bước 5: Bắt đầu thưởng thức thôi nào

Bạn có thể trình bày ra dĩa cho đẹp và mời cả nhà cùng thưởng thức. Hãy dùng chuối chiên khi còn nóng để cảm nhận được hương vị tuyệt vời của nó.

cach-lam-banh-chuoi-chien-02

Bánh chuối chiên thơm ngon đã sẵn sàng

Chắc chắn, món ăn dân dã này sẽ làm mê hoặc các thành viên trong gia đình bạn.

Chỉ với ít bước đơn giản như trên là bạn có thể làm ngay một mẻ chuối chiên cho cả nhà mình rồi phải không. Chúc bạn thực hiện thành công món bánh này để đãi người thân của mình.

Và còn rất nhiều những món ăn ngon khác trong chuyên mục mẹo vặt nấu ăn của chúng tôi mà bạn có thể tham khảo bất cứ lúc nào.

Đừng quên cóp nhặt cho mình những mẹo vặt hay ho để việc nấu nướng trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.

 

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Cách luộc lòng heo ngon không còn mùi khó chịu cho các bà nội trợ

Lòng heo luộc là món ăn quen thuộc của người Việt, thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng cách luộc lòng heo ngon, giòn không có mùi hôi thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy, hôm nay mẹo vặt nấu ăn bật mí cho bạn  cách luộc lòng heo ngon đúng chuẩn.

cach-luoc-long-heo-ngon-01

Học cách luộc lòng heo ngon để đãi cả nhà

Các bước làm món lòng heo luộc ngon

Bước 1: Làm sạch lòng heo

Có không ít người áp dụng  những phương pháp làm sạch lòng bằng chanh, giấm, phèn chua,  nước dưa chua,…rất cầu kỳ nhưng lại không thể làm hết mùi hôi của lòng. Không chỉ vậy mà còn làm cho lòng trở nên không còn tươi nữa.

Nếu bước làm sạch heo khiến bạn khó khăn thì hãy thử cách này nhé.

Bạn lộn trái lòng heo ra, rồi bỏ hết lớp mỡ màng đi, sau đó dùng mì trộn cùng với một ít muối. Bạn hãy bóp thật kỹ và sau đó rửa lại bằng vòi nước sạch. Cuối cùng, bạn  sử dụng  chanh xát vào lòng heo để làm sạch những chất bẩn còn sót lại.

Nếu bạn áp dụng theo mẹo hay này, chắc chắn khi luộc lòng sẽ thơm ngon mà không hề có mùi hôi. Đồng thời lòng còn có màu trắng trông rất ngon mắt.

Bước 2 : Luộc lòng heo

Trước khi cho lòng vào nồi luộc, bạn hãy chuẩn bị một bát nước nguội có pha thêm vài gọt nước chanh nhé.

Sau đó,  bạn  đun một nồi nước sôi rồi cho lòng heo vào. Hãy nhớ là nước phải sôi già, vì như thế lòng khi chín sẽ ngon và giòn, màu sắc cũng hấp dẫn hơn rất nhiều.

Sau khoảng chừng 10 phút lòng chín tới, bạn vớt lòng ra rồi cho vào bát nước chanh đã chuẩn bị từ trước để lòng giòn hơn và không bị thâm.

cach-luoc-long-heo-ngon-02

Cách luộc lòng heo ngon không hề khó

Với mẹo luộc lòng heo trên,  bạn sẽ không còn ngại việc chế biến món lòng heo cho cả nhà thưởng thức nữa. Đây là một trong những  mẹo cực hay mà các bà nội trợ đảm đang nhất, thông minh nhất thường áp dụng. Nếu áp dụng theo, đảm bảo bạn sẽ thành công và có được món ăn ngon cho gia đình mình. Hoặc bạn cũng có thể làm cho chồng mình lai dai trong ngày cuối tuần hay những ngày trời đông giá lạnh.

Hãy biến món lòng heo bình thường thành một món ăn thú vị khiến ai cũng muốn ăn mãi không thôi. Chúc bạn thành công với món  lòng heo luộc này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo trên website: 1001meovathay.com để biết thêm những mẹo vặt gia đình, mẹo vặt nấu ăn để việc nội trợ trở nên thú vị, dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết.

Đừng quên truy cập vào website của chúng tôi. Mẹo vặt hay hy vọng sẽ góp phần tạo nên một cuộc sống tuyệt vời của bạn.