Theo TedEd, sốc nhiệt khi nhiệt độ cơ thể hơn 40 độ C kèm với triệu chứng tăng nhịp tim, huyết áp thấp và thở gấp, hung hăng hoặc mất ý thức.
Dấu hiệu đặc trưng của sốc nhiệt thường là ngất xỉu. Ngoài ra, kèm theo các triệu chứng khác có thể gồm đau nhói đầu, chóng mặt và choáng váng, yếu cơ hoặc chuột rút, buồn nôn và nôn, thậm chí co giật, hôn mê.
Để hạ nhiệt, nên áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ cho bệnh nhân say nắng. Ảnh: Examiner. |
Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị say nắng, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Trong khi đợi y tế đến, việc cần thiết nhất đó là giúp bệnh nhân hạ nhiệt độ cơ thể về mức bình thường khoảng 38 độ, bằng cách chườm khăn ướt, đặc biệt là phần sau cổ, bẹn, lưng và dưới cánh tay. Làm mát cho bệnh nhân bằng cách quạt và phun nước lên da. Nới lỏng hoặc loại bỏ quần áo của bệnh nhân, cho uống một lượng nước mát vừa đủ. Thậm chí, có thể nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.
Lưu ý, nếu bệnh nhân mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động, cần tiến hành hồi sinh tim phổi (CRP).
Cách phòng sốc nhiệt
Khi nhiệt độ ngoài trời cao, bạn tốt nhất là ở trong môi trường mát mẻ. Nếu phải đi ra ngoài, bạn có thể dự phòng sốc nhiệt theo các bước sau:
- Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng mầu, đội một chiếc mũ rộng vành kết hợp với sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
- Tránh để cơ thể mất nước bằng cách uống nhiều nước để tránh mất nước, tăng cường uống nước trái cây hoặc nước rau...
- Khi phải đi lại hoặc làm việc giữa trời nắng nóng, bạn cần uống nhiều nước và tăng số lần nghỉ giữa giờ làm việc để cơ thể phục hồi.
- Tránh sử dụng chất lỏng có caffein hoặc cồn, bởi cả hai chất này có thể khiến bạn mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét