Vải là loại trái cây thơm ngon và được nhiều người ưa thích. Không chỉ là một loại thực phẩm, quả vải còn có công dụng chữa bệnh. Hạt vải có tác dụng với nhiều loại bệnh khác nhau.
Hạt quả vải có vị ngọt chát, tính ấm, không có độc. Trong Đông y cổ truyền, hạt vải chủ yếu được dùng để chữa thoát vị, đau nhức do hàn, ngưng khí trệ, tinh hoàn sưng đau, đau dạ dày thể can vị bất hòa, thống kinh và sản hậu đau bụng do can uất khí trệ, huyết ứ.
Trong hạt quả vải có chứa nhiều thành phần chất hóa học có lợi cho sức khỏe con người như tanin, fl avonoid, saponosid, α - methylen cyclopropyl glycin. Các nghiên cứu về hóa học và dược lý cho thấy hạt vải có các công dụng khác như ức chế kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B, phòng ngừa hình thành sỏi mật, có thể chữa một số thể đau dạ dày.
Một số thí nghiệm trên chuột còn cho thấy khả năng hạ đường huyết và giảm lượng glycogen ở gan, viêm não Nhật Bản. Nhờ vậy, hạt vải có tác dụng đối với những người bị mắc bệnh đái tháo đường và giúp phòng ngừa các nguy cơ biến chứng thận ở những người mắc đái tháo đường.
Hạt vải phơi khô hoặc sấy khô, khi dùng đem sao vàng. Ảnh minh họa
Hạt vải nên được sơ chế trước khi dùng làm thuốc để bảo quản và dùng dần. Bạn lấy hạt vải rửa sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần rốn hạt, gọt bỏ lớp vỏ cứng, màu nâu bên ngoài. Thái dọc hạt thành những miếng mỏng 3-5mm, phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng đem sao vàng.
Một số bài thuốc từ hạt quả vải:
Chữa tiểu đường type 2: Hạt vải phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước, cô lại thành cao rồi chế thành viên; mỗi viên 0,3 g. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4-6 viên; liên tục 3 tháng (một liệu trình). Hoặc bạn có thể làm theo cách khác, dùng hạt vải sấy khô, tán mịn. Cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa tiếng, mỗi lần uống 10g. Liệu trình 3 tháng.
Chữa đau bụng, buồn nôn: Hạt vải nướng chín, bóc vỏ ngoài ăn với số lượng khoảng 6 - 8g/lần. Ngày 2 lần.
Chữa đau dạ dày mạn tính: hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g. Chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.
Phòng ngừa sỏi mật: hạt vải và hạt quýt mỗi thứ 20 g, trần bì 10 g, hồng táo 2 trái, nước 3 bát, đun sôi, uống thay trà trong ngày.
Giúp làm giảm đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm 2 lần mỗi ngày.
Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải, trần bì, hồi hương; ba vị liều lượng bằng nhau, tất cả tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần; mỗi lần uống 4-6 g, dùng rượu hoặc nước ấm chiêu thuốc.
Theo VietQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét