Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Cửa hàng bị kiện vì bán cốc cà phê quá nóng

Ngày 27/2/1992, bà Stella Liebeck (bang New Mexico, Mỹ) đi cùng cháu trai để tiễn con trai bà ra sân bay. Trên đường về nhà, người cháu lái xe qua cửa hàng McDonald’s để mua đồ ăn sáng và cốc cà phê.

Xe không có khay giữ cốc, bà Stella Liebeck kẹp cốc giữa hai chân để cậy nắp. Chiếc nắp đột ngột lật ngược về phía sau khiến café nóng đổ ra đùi của bà. Không may, chiếc quần Stella Liebeck đang mặc làm từ vải nỉ cotton rất thấm nước nên bà đã bị bỏng nặng.

Bà Stella Liebeck được chẩn đoán bị bỏng độ ba ở vùng đùi, mông và bẹn và phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ghép da. Trong thời gian này, bà sụt gần 10kg, mang dị tật vĩnh viễn ở vùng bị bỏng.

Sau khi rời viện, bà Stella Liebeck gửi thư cho cửa hàng báo rằng đã bị bỏng do café của họ quá nóng và yêu cầu bồi thường viện phí – tổng số tiền hơn 10.000 USD cùng với phần thu nhập của con gái bị mất do ba tuần chăm mẹ.

Cảnh báo trên cốc cà phê được cho rằng thiếu thông tin và chữ quá nhỏ.

Cảnh báo trên cốc cà phê được cho rằng thiếu thông tin và chữ quá nhỏ.

Injury đưa tin McDonald’s hồi âm, nhưng chỉ trả 800 USD. Bà Stella Liebeck không đồng ý. Sau nhiều lần bị công ty này từ chối, bà mời luật sư để kiện McDonald’s ra tòa.

Trong yêu cầu khởi kiện, bà đòi 100.000 USD tiền bồi thường cho nỗi đau tinh thần và thể xác và số tiền phạt gấp ba như thế. Mục đích việc đòi tiền phạt cũng là để gửi tới McDonald thông điệp: Cà phê của họ nóng tới mức nguy hiểm.

Trước tòa, Reed Morgan, luật sư của bà, lập luận rằng cửa hàng McDonald’s đã có hành vi sơ suất gây hậu quả nghiêm trọng vì đã bán loại café mà biết rõ là gây “nguy hiểm vô cớ”. Lập luận này nhắm vào quy trình làm việc của McDonald khi họ phục vụ café mang đi ở nhiệt độ khoảng 90oC để vẫn còn nóng khi người mua về tới nhà.

Luật sư Reed cho rằng nhiệt độ này là quá nóng và còn đưa ra nhiều bằng chứng y học cho thấy mức nhiệt này sẽ gây bỏng độ ba chỉ dưới 15 giây.

Phía McDonald’s phản bác rằng sự việc hoàn toàn là lỗi của khách hàng. Sản phẩm café của McDonald không hề bị lỗi về tính năng vì các chuỗi nhà hàng ăn nhanh khác cũng phục vụ café ở nhiệt độ tương tự hoặc còn cao hơn.

Kết quả vụ việc có vẻ nghiêng về McDonald’s cho tới khi bồi thẩm đoàn biết được một sự thật bất ngờ: Trong khoảng thời gian 10 năm trước khi vụ việc diễn ra, từ năm 1982 tới 1992, chuỗi cửa hàng McDonald’s đã nhận được khoảng 700 lượt phàn nàn của khách hàng bị bỏng do café của hãng. Trong số đó, chỉ một số ít được hòa giải, còn hầu hết đều bị chìm trong quên lãng.

Trước bằng chứng trên, đại diện McDonald’s thừa nhận rằng đã biết về nguy cơ gây bỏng nặng mà café của họ có thể gây ra. Giám đốc quản lý chất lượng của McDonald’s cũng cho biết số vụ bỏng do café của họ từ trước tới nay là con số quá nhỏ, không đủ để buộc họ phải xem xét lại cách thức vận hành của mình.

Áp dụng nguyên tắc lỗi hỗn hợp, bồi thẩm đoàn kết luận vụ việc có 80% lỗi từ phía McDonald’s, 20% còn lại là sự bất cẩn của bà Stella Liebeck. Trên thành cốc café đã có đề dòng chữ cảnh báo nhưng quá nhỏ và chưa đầy đủ.

Bồi thẩm đoàn xử cho nguyên đơn thắng kiện và cho bà được hưởng tiền bồi thường, tiền phạt tổng cộng 640.000 USD.

Phán quyết trên bị kháng cáo bởi cả nguyên đơn và bị đơn. Nhưng sau cùng, hai bên đã tự hòa giải với khoản bồi thường dưới 600.000 USD.

Bà Stella Liebeck.

Bà Stella Liebeck.

Theo Marshallgibson, vì bà Stella Liebeck đã ký thỏa thuận giữ bí mật khi tiến hành hòa giải nên rất nhiều chi tiết của vụ việc không được truyền thông và nhiều người khác biết đến.

Bà Stella Liebeck cho hay chỉ yêu cầu khoản tiền bồi thường đủ để trang trải số tiền viện phí. Bà không kiện McDonald’s vì tiền mà chỉ đơn giản muốn hãng này giảm nhiệt độ café họ bán ra để những người khác không phải chịu bỏng như bà.

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét