Nhân viên làm móng dùng oxy già sát trùng vết xước cho chị Minh. Một ngày sau vết thương mưng mủ, chị đến phòng khám da liễu kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán chị Minh bị nhiễm trùng ở khóe móng hay còn gọi là bệnh chín mé.
Theo bác sĩ Trần Trọng Thành, đây là bệnh nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu các ngón tay và ngón chân. Bệnh thường gặp khi vết thương xung quanh móng bị tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus) xâm nhập. Khi trở nặng, bệnh gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, thậm chí tử vong.
Trong quá trình cắt da và lấy khóe, người thợ có thể làm trầy xước da, niêm mạc, hoặc vô ý làm đứt, chảy máu da của khách. Nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách, người bị thương có thể mắc nhiều bệnh lây qua đường máu như nhiễm trùng móng, nấm móng, ung thư, viêm gan B, C hoặc HIV/AIDS.
Chị em nên tự trang bị bộ dụng cụ làm móng riêng để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ảnh: DBP |
Nhiều tiệm làm móng thường chỉ trang bị một vài bộ kềm cắt da, lấy khóe và dùng cho rất nhiều khách. Họ cũng ít vệ sinh dụng cụ và trong những khách có thể có người bị nhiễm trùng móng. Do đó dụng cụ làm móng dùng chung tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác. "Khách làm móng tin tưởng vào cách sát trùng đơn giản bằng axeton hay chanh của tiệm, vô tình làm cầu nối cho vi khuẩn lây lan", bác sĩ Thành nói.
Dùng kềm cắt móng chung cũng giống như dùng chung kim tiêm, xăm, châm cứu. Do đó bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên tự bảo vệ sức khỏe của mình trong quá trình làm đẹp. Cách đơn giản nhất là dùng dụng cụ làm móng riêng cho mình. Nếu phải sử dụng chung, dụng cụ phải được sát khuẩn bằng cách ngâm trong cồn 70 độ ít nhất 30 phút.
Nếu vô tình bị cắt trúng da chảy máu, không nên bóp nặn vết thương mà phải để cho máu chảy tự nhiên, tốt nhất là ở dưới vòi nước chảy, sau đó sát khuẩn bằng cồn. Nếu da có dấu hiệu mưng mủ, nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời, bác sĩ Thành khuyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét