Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Thế nào là nói xấu, bôi nhọ người khác theo quy định của Mỹ?

Tháng 11/2009, hai nữ sinh tại thành phố San Jose, bang California, Mỹ báo với ban giám hiệu về việc bị thầy giáo John Fischler để chạm tay vào mông trong tiết thể dục. Tháng 12/2010, John Fischler một lần nữa bị hai nữ sinh trên tố đã nhìn ngó vào phòng vệ sinh nữ khi cả nhóm đang thay đồ.

Kết quả điều tra của cảnh sát sau đó cho thấy thầy giáo không thực hiện hành vi quấy rối tình dục như cáo buộc. Trong thời gian điều tra, nhà trường cho John Fischler tạm nghỉ việc.

Được cảnh sát minh oan song John Fischler cho biết thông tin lan truyền từ hai cô giá đã khiến anh bị bêu tên trong danh sách người quấy rối trẻ em tại California. Việc này đã hủy hoại thanh danh và sự nghiệp giảng dạy.

Mercury News đưa tin, năm 2011, John Fischler kiện hai nữ sinh cùng gia đình ra tòa án hạt Santa Clara vì hành vi bôi nhọ và phỉ báng. John Fischle cho rằng những người này không đơn thuần chỉ trao đổi với nhân viên nhà trường mà đã cố ý lan truyền thông tin. Một phụ huynh thậm chí từng buông lời gọi John Fischler là “đồ đồi trụy”.

Ngược lại, phía luật sư đại diện hai gia đình cho rằng cách cư xử của các em hoàn toàn thuận theo tâm lý tự nhiên của nữ sinh cấp hai. Hành động của các em chỉ do hiểu nhầm.

Khi phân xử, tòa án nhận thấy hành vi của hai gia đình đúng như cáo buộc của John Fischle và anh được bồi thường hơn 362.000 USD.

Tin đồn thất thiệt gây hậu quả có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Người loan tin đồn thất thiệt gây hậu quả có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Theo Msta, mặc dù quy định cụ thể về hành vi phỉ báng bôi nhọ sẽ khác biệt đôi chút ở tùy bang song hầu hết các bang ở Mỹ đều khá thống nhất về những yếu tố người khởi kiện cần chứng minh. Theo đó, một phát ngôn được coi là có tính chất phỉ báng bôi nhọ khi thỏa mãn 6 yêu cầu sau:

Chỉ đích danh: Có thể tên nguyên đơn không bị nêu đích danh, nhưng nếu nội dung và bối cảnh cho thấy rõ là nói về người này.

Nội dung sai sự thật: Một phát ngôn chỉ có tính chất bôi nhọ nếu nội dung sai sự thật, vì thế không thể khởi kiện nếu nội dung câu nói là đúng. Nguyên đơn sẽ ít khả năng kiện thành công nếu phát ngôn của bị đơn rất phản cảm nhưng lại đúng sự thật.

Không phải là ý kiến cá nhân: Ý kiến cá nhân hoàn toàn chủ quan, không thể được chứng thực là đúng hay sai bằng bằng chứng khách quan. Để chứng minh, nguyên đơn cần cho thấy phát ngôn của bị đơn hoàn toàn có thể được chứng thực.

Không thuộc phạm vi quyền tự do ngôn luận: Phát ngôn được coi là trong khuôn khổ quyền tự do ngôn luận khi người nói đang thực hiện nghĩa vụ đạo đức hoặc pháp lý (ví dụ: làm chứng trước tòa, phê bình và đánh giá tác phẩm/dịch vụ, cảnh báo người khác về nguy hiểm). Nguyên đơn cần chứng minh bị đơn biết là sai sự thật nhưng vẫn phát ngôn ác ý.

Công khai với bên thứ ba: Pháp luật các bang ở Mỹ quy định việc công khai chỉ đơn giản là truyền đạt lời phỉ báng tới một người khác. Ví dụ, bị đơn nói xấu nguyên đơn với người hàng xóm, đồng nghiệp...

Gây thiệt hại: Phát ngôn phải có hậu quả thực tế về kinh tế hoặc về tâm lý. Ví dụ, khiến người khác xa lánh và không muốn quan hệ với nguyên đơn vì thế gây ra đau khổ về tinh thần, khiến mất khách hàng, bị trừ lương, bị thôi việc...

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét